Thiết kế nhà ở chính là kim chỉ nam giúp gia chủ hiện thực hóa mọi ý tưởng về căn nhà mơ ước. Hãy cùng Mirai House tìm hiểu nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng cơ bản nhất tại bài viết sau để có bản mô phỏng nơi an cư như ý. 

Nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng phải có sự cân bằng

Quy tắc đầu tiên khi thiết kế nhà ở là phải đảm bảo được sự cân bằng cho tổng thể bản thiết kế nội thất. Cân bằng ở đây tức là tính đối xứng, cân xứng của mọi không gian và các chi tiết bài trí bên trong. 

Mỗi yếu tố trong bản thiết kế phải có sự phối hợp, bổ trợ cho nhau để tạo cảm giác cân bằng và cân xứng khi quan sát tổng thể. Tính cân bằng trong thiết kế nhà ở dân dụng được chia thành hai trường phái riêng biệt như:

  • Cân bằng đối xứng: Tức không gian được chia làm hai phần và đều được bài trí, thiết kế với màu sắc, các sắp xếp giống nhau. Nói cách khác, khi gia chủ nhìn vào ngôi nhà có thể dễ dàng tìm thấy hai chiếc bàn, hai bức tranh, hai chiếc kệ sách nằm đối xứng với nhau thì là cân bằng đối xứng. 
  • Cân bằng bất đối xứng: Nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng này lại có sự phá cách và sáng tạo hơn so với những quy tắc cân bằng theo chuẩn mực truyền thống. Điều này có nghĩa, hai phần của một không gian không nhất thiết phải sao chép lẫn nhau hoàn toàn, chỉ cần dùng vài đồ vật, chi tiết có nét tương đồng là đã đảm bảo được tính cân bằng.

Nguyên lý thiết ở nhà dân dụng

  • Đối xứng xuyên tâm: Nguyên lý thiết kế này sẽ chọn một điểm làm trung tâm. Sau đó, nhà thiết kế sẽ bày trí những chi tiết khác xoay quanh điểm trung tâm đó sao cho hài hòa và thẩm mỹ nhất có thể. Cầu thang xoắn ốc chính là một ví dụ điển hình cho phong cách đối xứng xuyên tâm này. 

Nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng giữ được sự cân bằng sẽ giúp tư gia trở nên hài hòa, thẩm mỹ và gọn gàng hơn. Hầu như mọi chi tiết trong ngôi nhà đều có sự liên kết với nhau. Vì thế, sự cân bằng sẽ mang lại những cảm giác thư giãn, thỏa mãn tuyệt đối, nhất là với những gia chủ có yêu cầu cao về cái đẹp và sự hoàn hảo. 

Quy luật nhịp điệu (Rhythm) 

Quy luật nhịp điệu trong thiết kế nội thất tức là chúng ta sẽ vận dụng sự lặp đi, lại, tạo cảm giác cân bằng và hài hòa của những chi tiết có nét tương đồng về màu sắc, bố cục, thiết kế trong tư gia. 

Quy luật nhịp điệu có thể linh hoạt sáng tạo tùy theo ba trường phái cơ bản sau:

  • Nhịp điệu lặp lại: Khéo léo tạo ra một vòng lặp về một chi tiết bất kỳ của các đồ vật được bày trí trong nhà. Ví dụ như họa tiết lặp lại, màu sắc lặp lại hoặc bố cục tương đồng chẳng hạn.
Nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng
Quy luật nhịp điệu trong thiết kế nhà ở dân dụng
  • Nhịp điệu liên tục: Các chi tiết có sự liên kết với nhau và dẫn dắt mắt nhìn của con người đi từ điểm này sang điểm khác một cách tự nhiên. Trường phái thiết kế này thấy rõ ở chi tiết vòm, gờ phào hoặc giá đỡ của căn phòng. 
  • Nhịp điệu chuỗi: Chuỗi tức là sự thay đổi của một chuỗi chi tiết và nó phải diễn ra theo một quy luật nhất định. Ví dụ như cách sắp xếp đồ vật từ nhỏ đến lớn, hoặc những sắc thái màu sắc liền kề nhau chẳng hạn. 

Quy luật nhấn mạnh trong mọi thiết kế

Quy luật nhấn mạnh này tức các nhà thiết kế nội thất sẽ sử dụng một vài đồ vật nổi bật về màu sắc hoặc thiết kế. Những đồ vật này thường sẽ thu hút sự chú ý của con người đầu tiên. 

Sau khi đã sắp xếp được chi tiết nhấn mạnh đúng với nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng thì gia chủ có thể bổ sung những đồ vật, chi tiết khác. Có thể sử dụng sự tương phản hoặc bày trí những chi tiết trang trí nhỏ hơn để phụ trợ cho yếu tố chính của căn phòng. 

Nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng

Ví dụ cho nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng Emphasis là chọn một bộ sofa màu nổi đặt ở giữa phòng khách làm điểm nhấn. Sau đó, tiếp tục bày trí những chi tiết khác với màu sắc tương phản như bàn màu đen, thảm chùi chân màu nâu, tivi màu đen… như vậy là bộ sofa màu vàng đã trở thành điểm nhấn khắp căn phòng. 

Quy tắc Emphasis giúp cho không gian nội thất trở nên ấn tượng và tạo được một quy luật nhất định. Từ đó, giúp nhà ở có cảm giác gọn gàng với những sắp xếp và bố trí khoa học, chặt chẽ, hạn chế được cảm giác lộn xộn, mất thẩm mỹ. 

Quy luật hài hòa (hay còn gọi là quy luật đồng nhất)

Quy luật hài hòa là nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng được coi trọng nhất. Bởi sự hài hòa sẽ tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ. Đồng thời, không gian hài hòa cũng được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và tính ứng dụng. 

Gia chủ có thể áp dụng nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng hài hòa bằng cách sử dụng những màu sắc tương đồng xuyên suốt không gian hoặc các đồ vật, các chi tiết có thiết kế giống nhau để tạo sự đồng nhất và nhất quán. 

Mẫu thiết kế nhà phố Đà Nẵng
Quy luật hài hòa khi thiết kế nhà ở

>>>Xem thêm mẫu thiết kế nhà phố: Tại đây

Như vậy, qua bài viết này, gia chủ đã nắm được các nguyên lý thiết kế nhà ở dân dụng cơ bản nhất hiện nay. Từ những nguyên lý này, bạn có thể vận dụng để thiết kế một ngôi nhà phù hợp về công năng sử dụng cũng như quan niệm thẩm mỹ của cả gia đình nhé.