Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại toát ra sự sang trọng, tinh tế và theo phong cách tối giản. Kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản lại mang đậm dư vị của bình yên, hoài cổ. Tuy các kiến trúc đều có nét tương đồng nhưng ở mỗi giai đoạn, kiến trúc nhà Nhật Bản lại có những nét đặc sắc riêng. Hãy cùng Mirai House tìm hiểu về sự khác biệt đó!

1. Kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản có đặc điểm gì?

Những ngôi nhà truyền thống của người Nhật được xem là một phần không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử và văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Thậm chí, người dân của đất nước mặt trời mọc còn xem đó là một niềm tự hào của dân tộc.

Kiến trúc nhà ở truyền thống nhật bản luôn toát ra sự yên bình và mang ddaamj dấu ấn tinh hoa của xứ sở

a. Cánh cửa trượt Shoji

Cửa trượt Shoji có cấu tạo rất đơn giản. Bao gồm một lớp giấy mờ dán lên các khung gỗ. Giấy mờ thường được sử dụng có màu trắng, hoặc có in một số hoạt tiết đơn giản lên.

Đây là đặc trưng đầu tiên trong những kiến trúc nhà Nhật truyền thống. Cánh cửa này được sử dụng để thay cho kính, nhằm dẫn ánh sáng tự nhiên vào không gian. Ngoài ra việc sử dụng cửa trượt còn giúp không gian của người Nhật trở nên thoáng mát hơn. Người Nhật sử dụng đặc trưng này cho cửa thông phòng và cửa chính.

Ngoài ra người Nhật còn có một loại cửa khác để bảo đảm an toàn cho cả gia đình. Đó là cửa Amado, hay còn được gọi là cửa chớp bão. Cấu tạo của Amado bao gồm 2 tấm ván gỗ được ép chặt với nhau rất chắc chắn. Vì vậy, khi những cánh cửa Amado được đóng lại thì nhà ở Nhật Bản trông như một căn nhà gỗ kiên cố và vững chãi.

b. Những bức tường Fusuma

Kết hợp với cánh cửa trượt Shoji là những bức tường chắn Fusuma. Việc sử dụng những bức tường này giúp không gian trong nhà Nhật được linh hoạt hơn. Vào buổi tối, những bức tường được kéo lại tạo thành vách ngăn phòng ngủ. Nhưng đến sáng những tấm nệm ngủ được gấp lại gọn gàng trong tủ. Và vách ngăn được kéo ra để phòng khách rộng rãi và thông thoáng ơn.

c. Hành lang Engawa

Là phần hành lang bên ngoài, bao bọc lấy ngôi nhà. Đây là nơi có thể dùng để tiếp khách hoặc để nghỉ ngơi, ngắm cây cối. Khi chủ nhà mở cửa, hành lang sẽ trở thành hiên nhà rộng rãi.

d. Bàn thấp Chabudai

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với việc người Nhật không dùng ghế. Họ ngồi trực tiếp lên nền hoặc một chiếc đệm ngồi. Vì vậy bàn thấp Chabudai được sử dụng phổ biến trong không gian sống xưa. Người Nhật không sợ việc ngồi trực tiếp lên nền bởi đã được lót các tấm thảm mềm Tatami.

Không chỉ sử dụng bàn thấp do thói quen ngồi trực tiếp lên nền. Kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản còn sử dụng bếp lò Irori. Đây là bếp lò truyền thống vừa được sử dụng để nấu nướng, vừa sưởi ấm không gian.

2. Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại có đặc điểm gì?

Kiến trúc Nhật Bản luôn mang trong mình sự tinh tế khiến bất kì ai cũng phải ngưỡng mộ. Với những thiết kế hiện đại, kiến trúc Nhật vẫn ghi dấu ấn bởi sự kết hợp màu sắc hài hòa. Và các đồ dùng nội thất đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi sống. Kiến trúc nhà Nhật hiện đại có một số đặc trưng sau:

a.  Màu sắc và tường

Người Nhật không chuộng những gam màu quá nổi bật trong không gian. Đối với họ, sự lựa chọn tuyệt vời nhất là các gam màu tự nhiên, màu trầm hoặc trung tính. Vì vậy, không gian sống của người Nhật luôn toát lên sự ấm cúng và trang nhã. Bên cạnh đó, người Nhật cũng không bao giờ treo quá nhiều vật dụng trên tường.

Thay vì chú trọng về màu sắc hoặc nội thất như phương Tây thì người Nhật lại chú trọng vào hình khối và đường nét thiết kế. Ngoài ra, người Nhật còn tỉ mỉ trong khâu lựa chọn vật liệu thi công. Bởi vì thường xuyên hứng chịu các thiên tai nên người Nhật luôn sử dụng những vật liệu tốt nhất để đảm bảo an toàn.

b. Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại sử dụng cửa lớn

Người Nhật luôn trân trọng và yêu quý thiên nhiên. Vì vậy họ luôn tìm mọi cách để có một lối sống hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy các khung cửa sổ của kiến trúc nhà Nhật thường lớn. Mục đích của thiết kế này là đem đến một không gian sống tràn ngập ánh sáng và gió tự nhiên.

c. Vật liệu nội thất bằng gỗ

Mặc dù không sử dụng những bức tường Fusuma như kiến trúc truyền thống. Nhưng người Nhật vẫn lựa chọn vật liệu gỗ cho tường và trần trong kiến trúc hiện đại.

Đồ nội thất trong không gian được sử dụng với các thiết kế nhỏ gọn, mỏng nhẹ. Không quá cầu kì trong việc thiết kế nội thất, người Nhật tập trung vào công năng sử dụng của vật dụng.

Việc sử dụng vật liệu bằng gỗ còn thể hiện sự hài hòa của thiên nhiên trong không gian sống. Không chỉ là các chậu cây xanh hay những ngọn gió mát rượi. Một chút hương thoang thoảng của mùi gỗ tự nhiên cũng đem lại sự thư thái trong tâm hồn.

d. Yếu tố Zen

Dù nhiều hay ít, yếu tố Zen luôn xuất hiện trong không gian sống của người Nhật. Phong cách này đưa mọi người tìm về với sự cân bằng và thư thái trong nhịp sống hối hả như hiện nay.

3. Mirai House kết hợp kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại nhưng vẫn giữ đặc trưng kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản

Mirai House là đơn vị thiết kế và thi công nhà ở phong cách Nhật Bản với nhiều năm kinh nghiệm. Mirai sở hữu đội ngũ các kiến trúc sư trẻ, có cơ hội học tập và làm việc nhiều năm ở Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi rất am hiểu về kiến trúc nhà Nhật.

Khi mang phong cách Nhật về Việt Nam, chúng tôi muốn xây dựng cho người Việt những ngôi nhà chắc chắn hơn. Bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo sự hài hòa của hai nền văn hóa kiến trúc. Chúng tôi vẫn giữ lại kết cấu bê tông cốt thép truyền thống của người Việt. Và giữ lại những khu vực đặc trưng của người Nhật như tiền sảnh, kết cấu phòng tắm và nhà vệ sinh riêng biệt,…

Bên cạnh đó, sự giống nhau giữa kiến trúc nhà Việt Nam và kiến trúc nhà Nhật là sự hòa hợp với thiên nhiên. Ngoài ra người Việt cũng ưa chuộng sử dụng vật liệu tre trúc từ xưa.

Về phong cách thiết kế, chúng tôi vẫn sử dụng cánh cửa trượt của kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản.  Và đề cao yếu tố Zen để đem đến một không gian sống thư thái, nhẹ nhàng.

Hi vọng những chia sẻ ở trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến trúc nhà Nhật. Nếu cần chúng tôi tư vấn thêm, hãy liên hệ với Mirai House qua hotline 0901 9999 66 để được giải đáp.